Reuters Logo

HÀNH TRÌNH TIÊN PHONG

CỦA EPSON HƯỚNG ĐẾN

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Chuyển dịch lĩnh vực sản xuất sang sử dụng 100% điện tái tạo là một thách thức vô cùng to lớn. Nhưng không hẳn là không thể.
Epson đã xây dựng thành công một lộ trình để đưa năng lượng tái tạo vào quy trình sản xuất mà các doanh nghiệp có thể học hỏi.

Tải Whitepaper

Làm thế nào để các nhà sản xuất có thể chuyển đổi sang 100% điện tái tạo

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế¹ (IEA), ngành sản xuất và các ngành công nghiệp khác chiếm khoảng 1/3 tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Trong đó, điện là nguồn năng lượng quan trọng nhất. Việc toàn bộ điện năng được sử dụng trong các nhà máy và cơ sở công nghiệp đều đến từ những nguồn tài nguyên có thể tái tạo sẽ là một bước tiến lớn trong hành trình giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu.

Mặc dù đây là một mục tiêu đầy thách thức, nhưng ngày càng có nhiều công ty tham gia và nỗ lực thực hiện. Chẳng hạn, sáng kiến RE100 đã thu hút hơn 400 tập đoàn cam kết sử dụng 100% điệntáitạo trong vận hành. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như loại hình sản phẩm và địa điểm sản xuất.

Thay vì sử dụng điện năng được sản xuất ở những quốc gia xa xôi, việc tận dụng nguồn tài nguyên tái tạo dồi dào tại một khu vực nhất định mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như cải thiện khả năng tự cung cấp năng lượng và tạo ra việc làm.

Ông Junichi Watanabe, Giám đốc kiêm Quản lý Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế hoạch Sản xuất của Epson

Chuyển đổi sang điện tái tạo

Theo Ông Paul Holdredge, Giám đốc phụ trách các Ngành Công nghiệp và Giao thông vận tải tại công ty tư vấn Business for Social Responsibility (BSR) cho biết “Các tổ chức có nhu cầu tiêu thụ điện thấp và tài chính ổn định sẽ có lợi thế trong việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo. Trong khi đó, những công ty có nhu cầu sử dụng điện cao, như sử dụng lò nung thủy tinh, các ứng dụng để nấu chảy hoặc sưởi ấm quy mô lớn, cũng như các doanh nghiệp đầu tư diện tích đáng kể dành cho nhà xưởng và dây chuyền sản xuất, có thể đối mặt với nhiều thách thức hơn”.
Việc chuyển sang điện tái tạo đã trở nên dễ dàng hơn nhiều do chi phí giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), giá điện mặt trời vào năm 2010 cao hơn 710% so với loại nhiên liệu hóa thạch có mức giá rẻ nhất, nhưng đến năm 2022 thì đã rẻ hơn 29%². Hiện nay, IRENA cho biết điện năng chiếm khoảng 20% tổng năng lượng sử dụng trong sản xuất và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Giá điện mặt trời

Thách thức trong lĩnh vực sản xuất

Mặc dù giá năng lượng tái tạo đã giảm đáng kể, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất quyết định khả năng chuyển đổi hoàn toàn sang 100% năng lượng tái tạo của các nhà sản xuất. Về mặt chi phí, cả mức độ đầu tư ban đầu cao và rủi ro đi tiên phong (chịu chi phí lớn hơn so với những công ty đi sau khi áp dụng công nghệ mới) đều có thể làm chậm đáng kể quá trình chuyển đổi. Ngoài ra, sự hạn chế về nguồn năng lượng tái tạo tại một số khu vực địa lý và yêu cầu về cơ sở hạ tầng phù hợp để vận chuyển năng lượng này cũng là những thách thức mà không một công ty đơn lẻ nào có thể tự mình vượt qua.

Hoạt động sản xuất đòi hỏi lượng điện lớn hơn nhiều so với khu vực văn phòng. Ở một số quốc gia hoặc lãnh thổ nơi nguồn cung cấp điện tái tạo hạn chế, như Nhật Bản, Đài Loan và Singapore, giá điện tái tạo thường cao hơn nhiều so với điện sản xuất bằng phương thức truyền thống, tạo ra gánh nặng chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp.

Mặc dù biết chắc chi phí sẽ tăng trong ngắn hạn, Epson vẫn đang nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng điện tái tạo. Công ty đang đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp bền vững để góp phần vào sự phát triển của cộng đồng và xây dựng giá trị xã hội cho thế hệ tương lai.

Bản địa hóa

Dù ở đâu trên thế giới hay đang sử dụng loại năng lượng tái tạo có sẵn nào, các công ty cũng cần thích nghi với các điều kiện tại địa phương, quốc gia và toàn cầu. Tập đoàn Seiko Epson, có trụ sở tại Nhật Bản, đã thành công trong việc này. Sau khi chuyển sang sử dụng 100% điện tái tạo cho tất cả các cơ sở tại Nhật Bản vào năm 2021, công ty đã hoàn thành quá trình chuyển đổi sang điện tái tạo trên toàn cầu vào cuối năm 2023³. Mục tiêu này được hiện thực hóa nhờ việc triển khai ổn định các chiến lược giảm phát thải các-bon và sử dụng điện tái tạo từ năm 2018.

Ví dụ, tại tỉnh Nagano, Nhật Bản, nơi có nguồn nước dồi dào, Seiko Epson đã tận dụng năng lượng thủy điện trong hoạt động vận hành của họ. Còn với nhà máy sản xuất bán dẫn ở khu vực Tohoku, họ sử dụng cả thủy điện và năng lượng địa nhiệt từ dãy núi Ou.

 

Công ty cũng áp dụng cách tiếp cận tương tự ở các quốc gia ngoài Nhật Bản. Tại Philippines, Epson khai thác nguồn địa nhiệt và thủy điện tại địa phương. Trong khi đó, ở Indonesia, công ty sử dụng điện sinh khối bền vững như một nguồn năng lượng tái tạo.

Epson thích nghi với điều kiện tại địa phương như thế nào

Ngoài việc mua điện tái tạo, Epson còn đồng sáng tạo và phát triển các nguồn năng lượng khác thông qua việc thu mua các nguồn điện tái tạo liên tục. Thông qua việc hợp tác với tỉnh Nagano và công ty Chubu Electric Power Miraiz Company, công ty đã bắt đầu hỗ trợ các nhà máy thủy điện ở tỉnh Nagano. Hai nhà máy đã đi vào hoạt động (tổng công suất 5,770 kilowatt) và một nhà máy khác dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024. Con số này dự kiến sẽ tăng lên thành 5 nhà máy vào năm 2025.

Những mục tiêu như vậy có thể giúp công ty vượt trội so với đối thủ. Holdredge cho biết: "Theo nghiên cứu của chúng tôi, việc đặt mục tiêu ngắn hạn để sử dụng 100% điện tái tạo là một ví dụ điển hình về khả năng dẫn đầu và tạo sự khác biệt. Một số công ty khác cũng có lộ trình chuyển đổi trong thời gian dài hơn".

Phương pháp thực tế mà các công ty nên cân nhắc:

Mua điện tái tạo

Từ các nhà cung cấp tại địa phương thông qua hợp đồng với các nhà cung cấp điện - khả năng thực hiện việc này sẽ phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia, nhưng nếu có thể, công ty có thể đảm bảo rằng điện năng họ sử dụng chỉ đến từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Tự tạo điện tại chỗ

Với các tấm pin mặt trời trên mái nhà hoặc tua bin gió nếu không gian cho phép. Dù không tự sản xuất đủ điện cần thiết, lượng điện này vẫn mang lại lợi ích đáng kể.

Phát triển kho trữ pin

Mặc dù có lo ngại chung về việc điện tái tạo có thể bị gián đoạn khi không có gió hoặc ánh sáng mặt trời, nhưng công nghệ lưu trữ đã mang đến giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề này.

Khi nói đến hệ thống phát điện bằng năng lượng mặt trời, các cơ sở của Epson cũng quyết định nên áp dụng hợp đồng tự đầu tư hay mua điện (PPA) dựa trên hoàn cảnh riêng của từng quốc gia hoặc khu vực. Giải pháp sẽ khác nhau tùy theo từng công ty. Nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều có thể nhận thấy sự kết hợp của những yếu tố này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đạt được mục tiêu về điện tái tạo của họ.

Theo dự kiến, năm 2050 sẽ là mốc thời gian để các nhà sản xuất toàn cầu thuộc nhóm sáng kiến RE100 đạt được mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo.

roadmap 2050

Hơn nữa, nhiều nhà sản xuất như Epson nhận thấy rằng tình trạng phát thải khí nhà kính gián tiếp từ toàn bộ chuỗi giá trị (Phạm vi 3) lớn hơn đáng kể so với lượng khí nhà kính do việc sử dụng điện gây ra (Phạm vi 2). Do đó, việc giảm phát thải Phạm vi 2 của ngành bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo, điều mà các doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện, có thể sẽ mang đến tác động lớn đối với xã hội. Thiết lập mục tiêu sớm và thể hiện cam kết của công ty đối với việc giải quyết biến đổi khí hậu là chìa khóa để cùng phát triển với các nhà cung cấp cũng như hướng đến một xã hội bền vững.

Christy Slay, Giám đốc điều hành của The Sustainability Consortium, chia sẻ rằng "Đối với các công ty lớn, lợi tức đầu tư sẽ giúp công ty đưa ra quyết định đầu tư vào năng lượng tái tạo. Điều này cũng có thể đúng đối với các công ty nhỏ hơn, nhưng phụ thuộc vào khu vực địa lý. Các chính sách khuyến khích từ Chính phủ chỉ có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi vốn đang rất cần thiết trong thời điểm hiện tại."

"Epson đã tiên phong trong ngành công nghiệp và đang
làm gương không chỉ cho Nhật Bản mà còn cho toàn thế giới."

Christy Slay, Giám đốc điều hành của The Sustainability Consortium cho biết

 

Tương lai xanh cho lĩnh vực sản xuất

Việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho toàn nhân loại mà còn có thể tạo ra lợi nhuận thương mại cho các công ty sản xuất và cổ đông.

Người tiêu dùng và nhà đầu tư ngày càng có xu hướng ưu tiên các công ty có uy tín về môi trường, khiến mục tiêu xanh hóa hoạt động sản xuất trở thành một phần thiết yếu trong việc xác định vị trí trên thị trường trong dài hạn. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều hơn năng lượng tái tạo và tự phát điện có thể giúp công ty chống lại tình trạng giá điện biến động trên thị trường mở.

Slay nhận định “Mặc dù đạt được 100% năng lượng tái tạo là một thách thức lớn, nhưng nỗ lực tối đa hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo càng sớm càng tốt nên là mục tiêu hàng đầu của mọi công ty hiện nay”.

Tìm hiểu thêm về tính bền vững tại Epson

To register, please complete the form below.

* Required information